Bà bầu: KHÔNG NÊN ĂN GÌ??? NÊN ĂN GÌ?

Bà bầu: KHÔNG NÊN ĂN GÌ??? NÊN ĂN GÌ?
06 Tháng 08
Đăng bởi:  Mihy Doan
Bà bầu: KHÔNG NÊN ĂN GÌ??? NÊN ĂN GÌ?

Ngay cả khi bạn có một bộ máy tiêu hóa khỏe mạnh, thì mang thai cũng làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn và khiến bạn dễ mắc các bệnh truyền qua thực phẩm, có thể gây bệnh và gây hại cho thai nhi. Vì vậy tìm hiểu những thực phẩm không nên ăn khi mang thai là điều cần thiết.

Lưu ý: Nếu xem bằng điện thoại thì bạn vuốt sang phải để xem được hết các cột nội dung của bảng.

 

BÀ BẦU NÊN ĂN GÌ

BÀ BẦU KHÔNG NÊN ĂN GÌ

THỰC PHẨM

 THỰC PHẨM TỐT CHO BÀ BẦU

 - Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn đầy đủ cả: Ngũ cốc, thịt cá, rau củ, quả,.. Ăn đa dạng thực phẩm thì giá trị dinh dưỡng cũng sẽ cao, chứ không cần quá lưu tâm với việc một thực phẩm nào đó giàu dinh dưỡng.

 - Các loại thực phẩm chứa axit folic

  • Rau xanh chứa axit folic: Rau diếp, rau cần, cải chíp, cải thảo, cà chua, cà rốt,... nói chung các loại thực phẩm chứa vitamin C đều chứa axil folic
  • Các loại thực phẩm từ động vật: Gan, cật, thịt gà, thịt bò, thịt dê,...
  • Các loại khác: Các loại đậu, quả hạch, lương thực thô (ngô, khoai,...)

 - Đối với những người ốm nghén thì nên ăn ít, chia làm nhiều bữa (5-6 bữa/ ngày), ăn khô và ăn loãng xen kẽ. Càng bị nôn càng phải ăn. Và bổ sung nước hoặc sinh tố, hoặc thức ăn nỏng để bổ sung nước và chất dinh dưỡng kịp thời.

 - Ăn cá đúng:

  • Cá chứa hàm lượng DHA lớn, ăn nhiều cá tốt cho sự phát triển đại não. Nhưng nếu ăn không đúng thì có thể gây hại cho sức khỏe.
  •  DHA đều tập trung ở xung quanh đầu và mỡ cá vì vậy các mẹ cố gắn ăn nhiều thịt ở phần này
  • Không ăn gỏi cá, cá và các loại hải sản chưa được nấu chín kỹ. Vì khi đó ký sinh trùng và vi khuẩn vẫn còn sống và đi vào cơ thể mẹ, làm hại cho sức khỏe và sự àn toàn của thai nhi.
  • Không ăn hoặc ăn không nhiều hơn 1 lần/ tuần các loại cá bị nhiễm thủy ngân: Cá mập, cá ngừ cali, cá kiếm, cá thu vua, cá đổng,...
  • Khi ăn cá nên ăn cùng đậu phụ giúp hấp thu được nhiều canxi và chất đạm.

 - Bà bầu nên ăn nhiều thực phẩm chứa carotene: Bí đỏ, khoai lang, cà rốt, cam, hồng; carotene sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A hàm lượng thấp và an toàn.

 - Trong hạt khô (hạt dinh dưỡng) chưa nhiều chất béo, vitamin, chất đạm, vì vậy mẹ có thể ăn một số loại hạt như: Hạnh nhân, óc chó, macca, hạt bí, hạt điều,... nhưng chất béo của chúng khá cao nếu ăn nhiều thì gây béo phì, ảnh hưởng đến ham muốn ăn nên các mẹ chị ăn ít (30g tổng các loại hạt/ ngày)

 - Một ngày mẹ bầu nên ăn tối thiểu 20 loại thực phẩm, nếu ăn được trên 30 loại thì rất tốt (các gia vị tra nấu: Hành, tỏi, nước mắm,... cũng được tính là một loại). Tuy ăn đa dạng nhưng cùng một loại thực phẩm lại có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau, vì thế cần phân biệt thực phẩm nào là chính, thực phẩm nào là phụ và có thứ tự lựa chọn phù hợp dựa trên màu sắc như sau:

  • Đối với nước: Uống nhiều nước đung sôi để nguội; Nước khoáng, nước tinh khiết
  • Đối với rau củ: Nhu cầu hấp thụ rau xanh lá là nhiều nhất; Rau màu trắng, Rau màu vàng; Rau màu đỏ; Rau màu đen; Còn rau màu tím cần hấp thu ít nhất.
  • Đối với thịt: Thịt màu trắng như: Thịt cá, thịt gà; Thịt màu đỏ: Thịt lợn, thịt bò,...; Thịt màu vàng là các loại mỡ
  • Đối với lương thực: Màu trắng là chính (gạo, bột mì); tiếp theo thứ tự giảm dần là màu vàng, màu xanh, màu đổ, màu đen, màu tím.
  • Trái cây: Nên ăn trái đúng mùa, ăn nhiều loại hoa quả địa phương. Căn cứ vào màu sắc thì trái cây màu vàng là chính, tiếp đến ăn ít dần các trái cây: Màu xanh, màu đỏ, màu trắng, màu tím, màu đen

 BÀ BẦU KIÊNG ĂN GÌ

 - 3-4 tuần đầu của thai kỳ, các mẹ không cần bồi bổ quá nhiều vì bản thân cơ thể mẹ có thể cung cấp đủ thai nhi. Nếu ăn quá nhiều chất dinh dưỡng thì sẽ vào hết mẹ. (Nhưng với các mẹ thể trạng gầy yếu thì giai đoạn này các mẹ vẫn nên bồi bổ để chuẩn bị sức khỏe tốt cho mẹ ở các giai đoạn sau)

 - Gan lợn, đặc biệt là gan lợn được nuôi bằng cám công nghiệp có hàm lượng vitamin A rất cao, nếu ăn nhiều hơn 1 lần/ tuần sẽ có khả năng thừa vitamin A dẫn đến dị tật thai nhi.

 - Không nên ăn thường xuyên các loại thực phẩm ngọt chiên/ rán, nướng

 - Hạn chế ăn những thực phẩm nhiều đường để tránh mắc tiểu đường thai kỳ: Bánh nướng, bánh dẻo, bánh gato, kẹo bánh mỳ, bánh ngọt

 - Đến tháng thứ 8 nhiều thai phụ bị phù thũng do tử cung to lên gây chèn ép tĩnh mạch xương chậu và tĩnh mạch dưới bụng vì vậy cần chú ý ăn thanh đạm để giảm ứ đọng: Không ăn đồ quá mặn, cay, hoặc tươi sống. Không ăn thịt muối, cá khô, cá ướp, mì tôm, trứng muối,..

 - Quan niệm khi bầu các mẹ cần ăn khẩu phần ăn cho hai người là sai. Nếu mẹ bầu làm theo quan niệm đó thì sẽ bị thừa dinh dưỡng dẫn đến thai nhi phát triển quá mức bình thường, mẹ béo phì, bị tiểu đường, cao huyết áp

TRÁI CÂY

 TRÁI CÂY TỐT CHO BÀ BẦU

 - Ăn nhiều trái cây, nhưng không nên ăn nhiều hơn 500g/ ngày

 - Các loại trái cây chứa vitamin C đều chứa axit folic: Cam, dâu tây, anh đào, chuối, nho, lê, kiwi

 - Nên ăn các loại trái cây có hàm lượng đường vừa phải hoặc thấp: Nho, đào, cam, quýt, lê, mận, lựu, bưởi, táo, dưa hấu.

 NHỮNG TRÁI CÂY BÀ BẦU KHÔNG ĐƯỢC ĂN

 - Không ăn các quả sau: Đu đủ xanh, dứa, nhãn, đào, táo mèo

 - Không nên ăn nhiều các loại mứt vì chúng chứa hàm lượng đường cao

 - Không nên ăn những loại quả, hạt khô có tẩm muối

 - Ăn ít trái cây chứa hàm lượng cao: Nho khô, mía, chuối, nhãn, vải

 - Không nên ăn nhãn trước khi sinh, vì nó làm tử cung không đủ sức, gây mệt mỏi.

ĐỒ UỐNG

 ĐỒ UỐNG TỐT CHO BÀ BẦU

 - Uống nước (bao gồm cả nước canh, nước trái cây) đúng:

  • Từ tuần 10 trở đi tốc độc trao đổi chất của mẹ bầu rất nhanh, hơn nữa lại dễ ra mồ hôi vì vậy cần bổ sung lượng nước nhiều hơn so với bình thường. Bình thường mỗi ngày một người cần 40ml nước/ kg cân nặng, thì khi mang bầu hoặc cho con bú các mẹ cần bổ sung thêm khoảng 400-500ml nước/ ngày.
  • Uống từ từ, không uống nhiều trong một lần. Mỗi lần uống 2-3 ngụm
  • Không để đến khi khát mới uống, bởi lúc cảm thấy khát là cơ thể bạn đã thiếu nước nghiêm trọng.

 - Các mẹ có thể tự làm sữa đậu nành uống 1 cốc/ ngày. Trong đậu nành có nhiều vitamin, khoảng chất và hàm lượng đạm cũng phong phú không kém sữa động vật.

 - Sữa bầu:

  • Nếu mẹ bầu ăn uống đa dạng thực phẩm, hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng thì không nhất thiết phải uống sữa bầu. Để chắc chắn hơn thì mẹ có thể tới bệnh viện để kiểm tra, nếu thiếu dinh dưỡng thì uống còn không thì không uống cũng được.
  • Trong các giai đoạn mang thai uống sữa bầu đều rất lợi. Giai đoạn đầu thai kỳ uống để bổ sung chất dinh dưỡng bị thiếu do ăn không ngon miệng, nhưng nếu mẹ bị buồn nôn hoặc không thích uống thì không cần uống cũng được. Còn giai đoạn giữa và giai đoạn cuối cơ thể mẹ tăng hấp thu, nên uống sữa bầu là các bổ sung rất tốt.
  • Chọn sữa bầu có hàm lượng chất dinh dưỡng đầy đủ và tỉ lệ hợp lý. Nên đi khám để biết mẹ bầu thiếu loại dinh dưỡng nào để chọn sữa có nhiều chất đó hơn.

 BÀ BẦU KHÔNG ĐƯỢC UỐNG GÌ

 - Đồ uống có cồn

 - Đồ uống có gas và trà nên uống ít

THỰC PHẨM CHỨC NĂNG

 THỰC PHẨM BỔ SUNG CHO BÀ BẦU

 - Kiên trì bổ sung axit folic trong ba tháng đầu, liều lượng như trước khi mang bầu, hoặc theo liều lượng bác sĩ tư vấn

 - Uống bổ sung vitamin và khoáng chất theo chỉ định của bác sĩ

 - Magie có lợi cho sự phát triển xương và cơ bắp của thai nhi. Bình thường mẹ chỉ cần ăn uống cân bằng là đã đủ lượng magie cần thiết rồi, trừ trường hợp bác sĩ khám đề nghị mẹ uống bổ sung thì mẹ mới phải uống. Còn lại các mẹ chỉ cần ăn uống nhiều thực phẩm có chứa magie ví dụ như: Kê, ngô, rau tía tô, tôm nõn, các loại đậu, nấm, hạch đào, lại, vừng, hạnh nhân

 - Giai đoạn giữa và sau của thai kỳ mẹ cần uống bổ sung thêm canxi vì lượng canxi hấp thụ qua ăn uống sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu. Khi bổ sung canxi mẹ nhớ bổ sung thêm vitamin D hoặc tắm nắng

  - Bổ sung sắt qua ăn uống các thực phẩm chứa sắt: Đỗ tương, đỗ xanh, nấm, mộc nhĩ, thịt nạc, trứng gà, vừng đen, rau xanh lá, tía tô,... Nhưng tỉ lệ hấp thụ sắt qua ăn uống chỉ chiếm 10-20% vì vậy các thai phụ cần uống thêm viên sắt từ tuần 22 (liệu lượng bổ sung tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa)

THỰC PHẨM BỔ DUNG BÀ BẦU KHÔNG NÊN (HẠN CHẾ) DÙNG

 - Trà thảo mộc

 - Bổ sung vitamin A quá nhiều dẫn đến dị tật cho thai nhi nên mẹ bầu chỉ uống bổ sung vitamin A nếu có chỉ định của bác sĩ

 - Nước hầm xương mang đến lượng canxi không nhiều, 1kg xương hầm trong 2h chỉ còn 20mg canxi. Do đó bổ sung canxi bằng việc ăn nước xương hầm không phải là phương án tốt nhất.