1, So sánh con với con nhà người ta
Có thể bạn thấy con của những người khác ít ăn vạ hơn, nhưng đừng vì thế mà so sánh với con mình. Hãy nhớ rằng không đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào, không cha mẹ nào giống cha mẹ nào, thế nên hãy cư xử với con như thể bạn là cha mẹ tuyệt vời nhất.
2, Đưa trẻ ra làm trò cười hoặc bắt chước chúng
Khi trẻ gào khóc, có thể trông rất buồn cười, đặc biệt nếu chỉ vì lý do hết sức vụn vặt. Nhưng đừng vì thế mà đưa trẻ ra làm trò cười hay bắt chước chúng. Hãy thử đặt mình vào vị trí của bé, bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi mình thực sự buồn vì chuyện gì đó mà người khác lại cười nhạo xung quanh.
3, Đáp ứng mọi nhu cầu của con
Khi trẻ khóc lóc, ăn vạ nhiều cha mẹ xót con nên lập tức lao vào dỗ dành đáp ứng mọi yêu cầu của con. Đó có thể là cách nhanh chóng để dàn xếp ổn thỏa. Thế nhưng bạn đã vô tình gieo vào đầu trẻ ý nghĩ rằng bất cứ khi nào muốn điều gì, chúng chỉ cần lăn ra sàn nhà và gào khóc là đáp ứng được ngay.
4, Tức giận mất kiểm soát
Khi chứng kiến cơn mè nheo của trẻ, nhiều phụ huynh thường không giữ được bình tĩnh quát mắng, thậm chí dùng roi để con nghe lời. Nhưng đó không phải là cách hay. Con càng hét thì bố mẹ phải càng nhỏ nhẹ: Bố mẹ tuyệt đối không nên lớn tiếng quát nạt trẻ vì nó chỉ làm tăng thêm sự kích thích để trẻ ăn vạ thêm. Sự bình tĩnh và gióng nói nhỏ nhẹ của bố mẹ cũng phần nào giúp trẻ bình tĩnh trở lại.
5, Bỏ mặc con
Khi trẻ ăn vạ nếu bạn áp dụng biện pháp rời đi, bỏ mặc con, trẻ có thể hiểu nhầm hành vi đó là bố mẹ không quan tâm đến mình. Theo thời gian, chúng sẽ trở lên cô đơn, thờ ơ, thậm chí vó thể trở lên nổi loạn. Trẻ sẽ hình thành nên suy nghĩ: Đến bố mẹ còn không hiểu mình, không quan tâm đến mình thì làm gì còn ai quan tâm và yêu thương mình?
Nguồn: CSV
- Dành cho bố mẹ
- Nuôi dạy trẻ
Tags: