1, Các loại đậu
Các loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu phộng, đậu xanh,… là nguồn cung cấp chất xơ, protein, sắt, canxi, magie, kali,… lý tưởng cho phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Đặc biệt, các loại hạt từ cây họ đậu này chứa hàm lượng folate dồi dao, giúp làm giảm nguy cơ mắc một số dị tật bẩm sinh và bệnh tật ở thai nhi. Mẹ có thể chế biến các loại hạt thành sữa, món ăn vặt tùy theo sở thích.
2, Khoai lang
Khoai lang giàu vitamin A, rất tốt cho sự phát triển khỏe mạn của thai nhi. Vitamin B6 có trong loại củ này vừa đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành thế bào máu, vừa có tác dụng ngăn ngừa ốm nghén hiệu quả. Trong khoai loang còn chứa hàm lượng vitamin C và sắt cao, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh nhiễm trùng, cúm,… Ngoài ra, hàm lượng kali và chất xơ trong khoai lang còn giúp kiểm soát tình trạng huyết áp, các bệnh tim mạch, ngăn ngừa chứng táo bón trong thai kỳ,…
3, Cà rốt
Cà rốt là một loại củ giàu betacarotene, canxi, phốt pho cùng các loại vitamin như C, K, B6… giúp tăng cừng sức khỏe thị lực, hệ miễn dịch, tăng sản xuất collagen giúp da luôn khỏe mạnh, duy trì sức khỏe và sự phát triển của xương và răng, giảm chứng chuột rút, kiểm soát huyết áp,… Mẹ nên chế biến cà rốt thành món ăn chín để hấp thu lượng betacarotene nhiều hơn.
4, Ớt chuông
Ớt chuông là nguồn thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao cấp gấp 3 lần so với cam, rất tốt cho mẹ bầu. Loại quả này còn giúp hấp thụ sắt tốt hơn, giúp giảm nguy cơ thiếu máu trong suốt thai kỳ. Mẹ có thể chế biến món ớt chuông xào thịt bò rất ngon và bổ dưỡng đấy
5, Cà chua
Cà chua là loại rau ăn quả giàu vitamin A, C, K, biotin,… hỗ trợ quá trình phat triển thị giác cho thai nhi, giúp tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da, hạn chế tình trạng rụng tóc khi mang thai,… Mẹ có thể chế biến cà chua đi kèm với các món như cá sốt cà, canh cà chua trứng, salad, cà chua xíu mại…
6, Bắp cải
Bắp cải có 2 loại là bắp cải xanh và bắp cải tím. Trong bắp cải chứa nhiều vitamin, đặt biệt là vitamin C và K có lợi cho quá trình đông máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Axits folic có trong bắp cải giúp ngăn ngừa các dị tật có thể xảy ra ở trẻ. Các chất sắt, kali, magie, phốt pho làm ổn định huyết áp và nhịp tim ở mẹ bầu. Mẹ chỉ nên ăn lượng vừa phải để tránh tình trạng đầy hơi, khó tiếu.
7, Cải bó xôi (rau bina)
Là một loại rau giàu chất khoáng như kali, kẽm, magie, sắt, canxi… cùng các loại vitamin như folate, niacin, vitamin A, B6, C, K, B1, B2 và nhiều vitamin thiết yếu khác có tác dụng ngăn ngừa thiếu máu, ổn định huyết áp, giảm đâu nhức cơ thể, hạn chế chứng trĩ và táo bón, tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ thân kinh của thai nhi phát triển khỏe mạnh,… Mẹ có thể chế biến các món xào, nấu canh, chiên trứng… lưu ý không nên ăn quá nhiều vì dễ dẫn đến sỏi thận, tiêu chảy,…
8, Rau cần
Trong rau cần chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như craotene, axit nicotinic, vitamin B, C, canxi, phốt pho, sắt, chất xơ… có tác dụng thanh nhiệt, bổ máu, lợi tiểu, an thần, giảm huyết áp,… Lưu ý, rau cần vốn sinh trưởng dưới nước nên dễ bị nhiễm khuẩn, mẹ không nên ăn sống, và trước khi chế biến cần rửa thật kỹ nhiều lần dưới vòi nước chạy, có thể dùng máy ozone để làm sạch rua củ trước khi chế biến
9, Atiso
Atiso rất giàu choline, folate. Magie, chất xơ, ít béo và cholesterol,… hỗ trợ sự phát triển tế bào não bộ của thai nhi, giúp nảo vệ thai nhi chống lại nguy cơ bị khuyết tật ống thần kinh, hạn chế tình trạng sinh non, sinh con nhẹ cân, đồng thời giúp giảm chứng táo bón, chuột rút, bất an cho mẹ bầu. Mẹ có thể lựa chọn mua những bông tưới, chế biến thành nhiều món khác nhau để thay đổi khẩu vị như canh atiso hầm giò heo, canh atiso nấu sườn, bông atiso hấp,…
Nguồn: CSV